Mua bán ký gửi nhà đất: Rủi ro mất trắng khi đặt niềm tin sai chỗ

Ngày đăng: 12/06/2024 bởi lethiyennhi1601@gmail.com

Mua bán ký gửi nhà đất là quy trình đầy rủi ro, và việc đặt niềm tin sai chỗ có thể dẫn đến hậu quả nặng nề. Trong bất kỳ giao dịch nào, đều cần phải cẩn trọng và thông tin. Bài viết này sẽ chỉ ra những rủi ro mất trắng khi bạn đặt niềm tin vào địa điểm không đúng. Giúp bạn nhận biết và tránh xa những tình huống không mong muốn. Đừng để bản thân mắc kẹt trong những vấn đề phức tạp. Hãy cùng Thiên Khôi Group khám phá cách bảo vệ quyền lợi của mình một cách chín chắn.

1. Rủi ro vì quy hoạch

Người mua bán ký gửi nhà đất có thể gặp rủi ro. Nếu không kiểm tra hoặc không thể kiểm tra thông tin quy hoạch của bất động sản. Ngoài ra, nếu bên bán không cung cấp hoặc cung cấp thông tin quy hoạch sai lệch (dù là vô tình hay cố ý). Người mua cũng có thể gặp khó khăn. Do đó, cần kiểm tra kỹ thông tin quy hoạch của bất động sản. Thông qua các cơ quan địa chính tại địa phương. Ví dụ: Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác.

2. Mua bán ký gửi nhà đất gặp rủi ro do thế chấp

Mua một bất động sản đang được thế chấp. Hoặc bảo lãnh tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà chưa được giải chấp tại thời điểm mua bán. Điều này có thể khiến người mua gặp phải rủi ro lớn. Người mua nên yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ giấy tờ gốc của bất động sản. Hoặc yêu cầu giải chấp xong nghĩa vụ đối với ngân hàng trước khi tiến hành giao dịch.

Mua bán ký gửi nhà đất: Rủi ro mất trắng khi đặt niềm tin sai chỗ
Mua bán ký gửi nhà đất: Rủi ro mất trắng khi đặt niềm tin sai chỗ.

3. Mua bán ký gửi nhà đất đang bị chiếm dụng

Người mua có thể gặp rủi ro nếu không tìm hiểu kỹ về tình trạng pháp lý của tài sản. Chẳng hạn như tài sản đang tranh chấp, bị ngăn chặn hoặc đang bị chiếm dụng bởi bên thứ ba. Điều này có thể bao gồm việc tài sản đang được thuê, đang tranh chấp lối đi chung. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ về diện tích đất, hiện trạng đất. Nên đến tận nơi để đánh giá tình trạng sử dụng thực tế của bất động sản.

4. Rủi ro vì BĐS chưa đủ điều kiện rao bán

Người mua cần thận trọng để tránh mua phải bất động sản không; hoặc chưa đủ điều kiện để  tiến hành giao dịch. Mua phải bất động sản không được phép hoặc không thể giao dịch. Điều này sẽ gây ra nhiều rắc rối liên quan.

5. Mua bán ký gửi nhà đất với hợp đồng sai chuẩn

Theo quy định, hầu hết các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải được lập thành văn bản và được công chứng. Tuy nhiên, vẫn có những giao dịch mà các bên ký kết hợp đồng không công chứng. Thậm chí có thể chỉ giao dịch bằng giấy tay hoặc lời nói hay chỉ lập vi bằng. Đây là một sai lầm có thể dẫn đến rủi ro mất trắng cho người mua. Để tránh tình huống này, người mua nên thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Như công ty luật hoặc văn phòng luật sư, để hỗ trợ.

Mua bán ký gửi nhà đất với hợp đồng sai chuẩn
Mua bán ký gửi nhà đất với hợp đồng sai chuẩn.

6. Giao dịch không đúng người, không chính chủ

Tình trạng này xảy ra khi bất động sản thuộc sở hữu chung nhưng chỉ có một bên đại diện giao dịch. Hoặc người thực hiện giao dịch không phải là chủ sở hữu thực sự. Ví dụ, tài sản của vợ chồng nhưng chỉ một người thực hiện giao dịch mà không có sự đồng ý của người kia. Hoặc con cháu đứng ra giao dịch tài sản của ông bà, bố mẹ. Trước khi tiến hành giao dịch, cần xác định chính xác chủ sở hữu bất động sản và chỉ làm việc với người này để tránh tranh chấp về sau.

7. Thỏa thuận đặt cọc không rõ ràng

Nếu các bên mua bán ký gửi nhà đất không thỏa thuận kỹ lưỡng từ trước hoặc chỉ làm qua loa. Sẽ dễ xảy ra tranh chấp khi một bên muốn hủy cọc hoặc tiếp tục mà bên kia không đồng ý. Để tránh rủi ro, cần cụ thể hóa các điều khoản về mức phạt và các trường hợp phạt trong hợp đồng mua bán. Tránh thỏa thuận miệng.

8. Xung đột về giá cả, phí và phương thức thanh toán

Nếu không thỏa thuận kỹ lưỡng về giá cả, phí và phương thức thanh toán. Có thể dẫn đến tranh cãi khi có chi phí phát sinh. Việc thanh toán cần được quy định rõ ràng về tiến độ, số tiền và phương thức thanh toán. Chẳng hạn qua tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng. Điều này nên được nêu rõ trong hợp đồng mua bán để tránh xung đột.

9. Mua bán ký gửi nhà đất gặp rủi ro khi né thuế

Một số bên bán có thể kê khai giá trên hợp đồng công chứng thấp hơn giá trị thật để giảm thuế, phí phát sinh. Nếu sau khi công chứng, một bên thay đổi ý định hoặc vi phạm hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về việc kê khai giá. Giúp tránh những rủi ro và tranh chấp không đáng có.

10. Chất lượng BĐS không đảm bảo

Nếu người mua kiểm tra hời hợt hoặc không đầy đủ các hạng mục. Có thể dẫn đến việc nhận một tài sản không như kỳ vọng. Khiến giá trị đầu tư giảm. Người mua nên kiểm tra kỹ chất lượng từng hạng mục, công trình và có chứng nhận bằng biên bản giữa các bên để làm cơ sở đàm phán giá hoặc quyết định mua bán.

11. Rủi ro vì bị lừa đảo

Có trường hợp chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng lại mang đi đặt cọc, giữ chỗ hoặc bán cho nhiều người thông qua giấy tay. Hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng ủy quyền. Đây là những loại hợp đồng có rủi ro cao, có thể khiến nhà đầu tư mất tiền nếu gặp phải lừa đảo. Người mua bán ký gửi nhà đất nên thận trọng và kiểm tra kỹ lưỡng tính pháp lý của các hợp đồng để tránh rủi ro này.

Kết luận

Mua bán ký gửi nhà đất là một phương thức giao dịch tiện lợi và hiệu quả. Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chủ sở hữu không cẩn thận trong việc chọn đối tác ký gửi. Việc lường trước những rủi ro là những bước quan trọng giúp bạn bảo vệ quyền lợi. Tránh được những rủi ro không đáng có. Hãy luôn thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định ký gửi nhà đất để đảm bảo giao dịch diễn ra suôn sẻ và thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

 Hotline: 0398668698

📩 Email: phongthienphuc.thienkhoi@gmail.com

📌Fanpages: Bất động sản thiên khôi

🏠 Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà Mipec , 229 Tây Sơn , Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội